Nghỉ việc là tình trạng không còn mấy xa lạ với các nhà tuyển dụng, những hành động thay đổi liên tục công việc đặc biệt hay xảy ra với thế hệ trẻ hay còn gọi là gen Z. Khác với số đông yêu thích công việc ổn định, nhiều bạn trẻ xem hình thức “nhảy việc” là cơ hội để trải nghiệm, học hỏi nhiều hơn. Những môi trường mới cho họ những kiến thức mới và việc liên tục thay đổi sẽ bớt chán khi đã theo guồng làm việc cũ.
Vậy lý do giới trẻ muốn nhảy việc là gì?
Mong muốn được trải nghiệm
Gen Z được sinh ra và lớn lên trong thời đại số, được tiếp cận kiến thức nhanh chóng và công nghệ hiện đại,… nên rất ham học hỏi, năng động và sáng tạo. Do vậy, các bạn trẻ thường có suy nghĩ muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn trong công việc.
Nhiều bạn trẻ làm việc chưa đến 1 năm sau đó nhảy việc để tìm đến một môi trường mới. Họ cho rằng môi trường cũ đã nhàm chán, không có nhiều điều kiện để cho họ học hỏi và phát triển nên không ngại thay đổi.
Gen Z là thế hệ năng động, có khả năng thích nghi với nhiều ngành nghề. Trong những năm đầu, các bạn không định hướng cho bản thân công việc cụ thể. Do đó các bạn thường sẽ trải nghiệm nhiều công việc khác nhau như sales, marketing, chăm sóc khách hàng,…
Chưa hình thành định hướng phù hợp trong tương lai
Các bạn chỉ mới ra trường đi làm nên vẫn chưa hình dung và định hướng rõ ràng cho tương lai của bản thân. Khi làm việc tại những môi trường không phù hợp, gen Z thường bị áp lực ảnh hưởng đến “sức khỏe tâm lý”. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ lựa chọn nghỉ việc khi cảm thấy rằng công việc khó khăn và gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.
Cá tính mạnh và mong muốn thể hiện bản thân
Gen Z muốn được thể hiện bản thân, ham học hỏi và thích sáng tạo. Vì thế, các bạn rất dễ bị tổn thương trước những lời phê bình hay bất đồng quan điểm với quản lý, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều gen Z tự tin rằng họ có thể tìm được công việc mới dễ dàng, vậy nên gen Z không quá lo lắng về việc có nên nhảy việc hay không.
Kỳ vọng quá cao vào Doanh nghiệp
Các bạn trẻ có những kỳ vọng cao nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu từ môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… Điều này khiến cho các bạn gen Z bị vỡ mộng và có xu hướng nghỉ việc cao.
Nhưng khi nhảy việc quá nhiều thì những tác hại mà nhảy việc gây ra cũng không nhỏ
CV “không đẹp” trong mắt nhân sự
Khi thay đổi công việc quá nhiều, các nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về thái độ làm việc cũng như mức độ trung thành của bạn. Ngoài ra, chuyển đổi công việc thường xuyên khiến bạn không có thời gian để đạt được những thành tích đáng kể, không có những bằng chứng cụ thể về khả năng của bản thân.
Không tích lũy được nhiều kiến thức chuyên sâu
Khi thay đổi công việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, bạn sẽ khó có thể tích lũy cho mình được nhiều kiến thức chuyên môn. Trong thực tế, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên hơn với những ứng viên có kỹ năng chuyên sâu và gắn bó lâu dài với công việc.
Do vậy, việc bạn biết nhiều lĩnh vực nhưng không chuyên về một công việc nào đó sẽ gây cản trở trong tương lai của chính bạn.
Tốn thời gian để bắt đầu lại từ đầu
Mỗi công việc đòi hỏi những kỹ năng và có yêu cầu riêng. Mỗi công ty có hệ thống quản lý và quy trình làm việc khác nhau. Chính vì thế bạn phải thích nghi làm quen với môi trường mới khi chuyển việc.
Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để nhìn thấy sự thể hiện, kỹ năng của bạn. Do vậy, chuyển việc thường xuyên bạn cũng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Nguy cơ bị cắt giảm nhân sự
Những nhân viên trung thành thường sẽ được giữ lại nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. Với kiến thức chuyên môn và có hiểu biết rõ về công ty, những người lâu năm thường sẽ có nhiều lợi thế hơn khi công ty cắt giảm bớt nhân sự. Chính vì vậy, đối với một nhân viên thường xuyên nhảy việc thì nguy cơ bị sa thải sẽ rất cao.
Các nhà tuyển dụng khá đau đầu với tình trạng nhảy việc liên tục của gen Z, bởi việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến công ty.
Tốn chi phí tuyển dụng
Khi nhân viên nhảy việc như vậy, Doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng liên tục. Điều này khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và chi phí tuyển dụng. Các bạn genZ nghỉ việc thường xuyên cũng tạo nên những áp lực lớn cho các quản lý.
Lãng phí nguồn lực trong việc đào tạo
Thông thường, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 1 đến 2 tháng để đào tạo và giúp nhân viên mới học tập và làm quen với công việc với môi trường làm việc mới. Sau đó, công ty dành 5 đến 6 tháng để mở ra các chương trình đào tạo chuyên sâu giúp nhân sự phát triển bản thân cũng như hiểu rõ hơn về sản phẩm, khách hàng.
Chính vì vậy, nhân viên nhảy việc thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực trong quá trình đào tạo những nhân viên mới. Điều này gây lãng phí chi phí của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
Gây nên những biến động tiêu cực về nhân sự
Gen Z càng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động, chính vì thế việc nhảy việc thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều biến động nhân sự trong doanh nghiệp. Biến động nhân sự không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên ở lại, mà còn tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp.
Làm gì để Doanh nghiệp có thể giữ chân gen Z lâu hơn?
Để giảm bớt tình trạng này, những chủ doanh nghiệp hay những nhà tuyển dụng nên cởi mở hơn về xu hướng nhảy việc của gen Z. Các nhà lãnh đạo hãy tạo ra môi trường có nhiều trải nghiệm, liên tục có những thử thách mới, để nhân viên có thể trải nghiệm và phát triển bản thân tại chính công ty của bạn.
Đề cao yếu tố phát triển con người
Giới trẻ nhảy việc không có nghĩa là họ thiếu trách nhiệm mà đúng hơn là đang tìm môi trường là việc phù hợp. Gen Z có kỳ vọng cao hơn về con người, muốn phát triển bản thân và đặc biệt là những trải nghiệm thực tiễn. Sự khác biệt thế hệ cũng gây nên nhiều khó khăn cho giới trẻ, bởi lãnh đạo cấp cao vẫn đang là Gen X và Gen Y.
Vậy nên, các chủ doanh nghiệp không nên quá khắt khe về xu hướng nhảy việc mà cần đầu tư hơn vào việc phát triển con người, tạo môi trường làm việc linh động hơn. Hãy cho gen Z nhiều trải nghiệm hơn, liên tục có những thử thách mới hay đầu tư nhiều hơn vào L&D,…
Đầu tư vào trải nghiệm nhân viên
Mức thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… là những yếu tố chính tác động đến việc chuyển việc của thế hệ gen Z. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc này không quá khác so với các thế hệ khác.
Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển việc của thế hệ trẻ. Gen Z thường chủ động trong công việc, có khả năng tự nghiên cứu và xử lý nhanh chóng một lượng lớn thông tin. Chính vì vậy, Gen Z cũng mong muốn được làm việc trong môi trường linh hoạt, không gò bó về không gian hay quá cứng nhắc về mặt thời gian.Doanh nghiệp nên chú trọng đến không gian làm việc để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Giao tiếp cởi mở
Việc lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến và tạo ra các cuộc nói chuyện là cách hiệu quả giúp cho nhân viên gắn bó hơn. Giao tiếp thân thiện sẽ tạo sự thỏa mái và không gian làm việc việc trở nên vui vẻ hơn. Từ đó, hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ tăng cao.
Doanh nghiệp có thể tạo các buổi tiệc, khen thưởng để khích lệ nhân viên làm việc. Cấp trên cần tạo môi trường tự do ngôn luận, cho phép các nhân viên trình bày ý kiến cá nhân của mình. Đây sẽ là một trong những nền tảng để mọi người giao tiếp cởi mở hơn.
Đảm bảo về chính sách phúc lợi và đào tạo
Việc không rõ ràng các chính sách phúc lợi và đào tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài việc minh bạch các chính sách cơ bản thì những lợi ích kèm theo cũng thu hút và giữ chân gen Z. Bạn có thể cung cấp buổi trưa, máy pha cà phê tại văn phòng, hỗ trợ chi phí di chuyển,… nhằm tạo ra động lực làm việc cho gen Z.
Gen Z cần lộ trình thăng tiến rõ ràng, được phát triển bản thân. Thế hệ trẻ quan tâm đến việc được học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp để phát triển trong tương lai. Chính vì thế, doanh nghiệp đảm bảo các chính sách, đào tạo và tạo nhiều cơ hội thăng tiến sẽ thu hút và giữ chân nhân viên.
Như vậy, Gen Z nhảy việc gây nên nhiều tác hại cho cả gen Z lẫn nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần đồng cảm và thấy hiểu thế hệ này để tạo môi trường làm việc tốt cuốn hút nhân tài. Hy vọng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn quản lý nhân sự một cách hiệu quả hơn.