Giới thiệu
Giới thiệu
Cam kết dịch vụ 5S
Cam kết dịch vụ 5S
Trang chủ » Blog Làm Sạch » Blog Tâm Sự » Phòng dịch sốt xuất huyết bạn nên biết

Phòng dịch sốt xuất huyết bạn nên biết

Thời tiết nồm ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và phát triển. Đây chính là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, hãy cùng Lamsach5s tìm hiểu một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.

  1. Loại bỏ nơi sinh sản và trú đậu của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

Muỗi cái đẻ trứng ở nơi có nước đọng như: Dụng cụ chứa nước của gia đình (chum, thau, vại, bể nước,…), trong những mảnh bát vỡ có nước đọng, thậm chí là cả ở lốp xe ô tô, chai lọ,… Sau 2 – 3 ngày, trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. Muỗi vằn thường sống trong nhà, trú ẩm ở những nơi tối, ẩm thấp.

Chính vì thế, loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi và diệt bọ gậy là điều đầu tiên cần làm. Tại các gia đình chúng ta cần tiến hành các biện pháp sau:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
  • Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát… thì người dân có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.
  • Bình đựng hoa phải thường xuyên được thay nước.
  • Xông khói để xua muỗi.
  • Dọn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà ở sạch sẽ để phòng bệnh sốt xuất huyết.
  • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh.
  • Xử lý dụng cụ chứa nước
  • Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh…): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, …).
  • Thả cá hoặc các tác nhân sinh học khác trong dụng cụ chứa nước.
  • Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.
  • Khơi thông những vị trí có nước tù đọng, dọn rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước lâu ngày.
  • b) Loại trừ ổ bọ gậy
  • Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi truyền bệnh.
  • Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa…) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.
  • Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa…): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.
  • Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa…
  • Phát quang bụi rậm, hạn chế môi trường ẩm thấp là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
  1. Phòng chống muỗi đốt

Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách chống muỗi đốt bao gồm không cho muỗi hút máu người bằng các biện pháp:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
  • Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác.

Với đối tượng trẻ em, để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ hiệu quả thì cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở cũng như quan sát các bé. Không cho trẻ chơi ở những nơi ẩm thấp, và những nơi tối, cây cối rậm rạp. Ngoài ra, phải chú ý tới việc mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài tay cho trẻ để phòng bệnh.