Giới thiệu
Giới thiệu
Cam kết dịch vụ 5S
Cam kết dịch vụ 5S
Trang chủ » Blog Làm Sạch » LỌC KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ BẰNG CÂY CẢNH BẠN CÓ BIẾT

LỌC KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ BẰNG CÂY CẢNH BẠN CÓ BIẾT

Hiện nay ô nhiễm không khí trong môi trường sống của chúng ta ngày càng trở nên trầm trọng. Theo nghiên cứu của NASA đã cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số lượng lớn các hóa chất độc hại như: benzene, trichloroethylene, ammonia,… và họ khuyên rằng có thể lọc ô nhiễm không khí đặc biệt trong nhà bằng những loại cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình bạn do một trong số chúng có thể hấp thụ lên đến 85% lượng khí có hại, làm sạch không khí trong nhà, không gian công cộng trong các tòa nhà văn phòng.

Vì vậy, Hãy cùng Lamsach5s tìm hiểu những loại cây trồng trong nhà để có sức khỏe tốt hơn và không khí sạch hơn nhé:

1. CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ dễ trồng, dễ chăm sóc, gần như ở trồng ở đâu, trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước thế nào, cây vẫn phát triển được và được coi là ông vua của các dòng cây lọc không khí. Cây có tác dụng tích cực trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố, giảm căng thẳng mệt mỏi, tạo giấc ngủ ngon…., ngoài ra, cây có khả năng khử được từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử  nên bạn cũng có thể đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính. Đặc biệt vào ban đêm, cây cũng giúp hấp thụ carbon dioxide và “nhả” khí oxy.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

2. CÂY LAN Ý

Cây Lan Ý hay còn gọi là huệ hòa bình được biết đến với khả năng loại bỏ các chất độc hại, hút bụi và độc tố trong không khí. Ngoài ra cây có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ ti vi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính… và là cây đứng đầu trong danh sách các loài cây lọc các loại chất gây ưng thư như: benzen, phomaldehyde,….Cây còn ra hoa màu trắng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc bàn ăn. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn.

Cách chăm sóc:

Với trồng đất cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

Với trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

3. CÂY HỒNG MÔN

Cây Hồng Môn được NASA nghiên cứu là giữ ẩm, thanh lọc rất tốt trong không khí. Cây không chỉ hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2, cây còn hấp thụ được cả những chất độc bay hơi trong không khí như benzen, xylen,… Các chất này được thải ra trong quá trình hoạt động của thiết bị điện tử như máy in, máy tính,… Ngoài ra, để cây trong phòng làm việc khiến cho không gian xanh hơn, giúp giảm stress cho dân văn phòng. Cây Hồng Môn có hoa màu hồng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc… Tuy nhiên, để trang trí nhà ở thì nên đặt cây tại vị trí phù hợp để tránh độc của nhựa cây tiếp xúc với trẻ nhỏ. Cũng giống như Lan Ý cây Hồng Môn có thể trồng thuỷ sinh hoặc trồng đất.

Cách chăm sóc: Tương tự như cây Lan Ý, Hồng Môn ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

4. CÂY TRẦU BÀ ĐẾ VƯƠNG

Cây Trầu Bà Đế Vương được biết đến như một trong số những loại cây tuyệt vời nhất để lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Cây hợp người mệnh Hỏa và mệnh Thổ (do Hỏa sinh Thổ). Và những người có mệnh này trồng cây trầu bà đế vương trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc, hạn chế được những rủi ro, những điều không may mắn. Cây này hợp sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc và có thể sống trong môi trường điều hoà.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

5. CÂY LAN CHI ( CÂY DÂY NHỆN)

Cây Lan Chi hay còn gọi là cây Dây Nhện là một lựa chọn tuyệt vời để thanh lọc không khí trong nhà. Cây có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lý các khí độc hại từ các thiết bị điện thải ra, biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid và có thể chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm, thanh lọc không khí,… Cây dễ trồng, đẹp mắt và hoàn toàn vô hại đối với trẻ em và động vật và cây cũng có thể trồng được đất hoặc thủy sinh.

Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

6. CÂY NHA ĐAM (CÂY LÔ HỘI)

Cây phát triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng, nó như một “chiếc máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm của không khí trong nhà bạn với những đốm nâu trên thân cây là nơi thể hiện mức độ ô nhiễm. Không chỉ vậy, cây còn có tác dụng lọc khí. Đồng thời, nha đam còn có khả năng loại bỏ các chất độc hại như fomandehit, benzene,…. Cây Nha Đam có thể bày trên bàn làm việc, phòng ăn, phòng tắm… vì sức chống chịu của cây rất tốt. Ngoài  ra cũng giống như cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Tuy nhiên nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

7. CÂY VẠN NIÊN THANH

Cây Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây dễ trồng và có khả năng thanh lọc không khí cực tốt và khử độc. Cây còn có khả năng hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,… Cây Vạn Niên Thanh đã được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận về khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư và thường được sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch cầu ngoài ra cây cũng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ít ánh sáng.

Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

8. CÂY ĐA BÚP ĐỎ

Cây Đa Búp Đỏ có khả năng hút bụi và các loại khí độc như: carbon monoxide, hydrogen fluoride… trong không khí. Cây có khả năng hút cả những khói thuốc lá thải ra môi trường. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

9. CÂY PHẤT DỤ MẢNH (CÂY HUYẾT DỤ)

Cây Phất Dụ Mảnh ưa sáng hoặc chịu bóng dâm một phần. Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm, vừa làm đẹp cho không gian sống lại vừa có tác dụng giảm ô nhiễm không khí. Với những thiết bị như sóng điện từ từ tivi,tủ lạnh,… cây giúp hạn chế sóng hay hại cho con người đồng thời điều hòa không khí trong phòng của bạn. Cây thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình, không quá nhiều.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1 tuần/lần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên vì cây vẫn ưa sáng nhiều hơn.

10. CÂY NGŨ GIA BÌ

Theo nhiều nghiên cứu thì cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyde. Ngoài ra cây có khả năng đuổi muỗi, côn trùng, an thần, giảm mệt mỏi, chữa đau nhức xương khớp… rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn học.

Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1 tuần/lần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên vì cây vẫn ưa sáng nhiều hơn.

11. CÂY CAU TIỂU TRÂM

Cây Cau Tiểu Trâm có khả năng sống trong điều kiện thiếu ánh sáng một thời gian dài, không cần chăm bón nhiều. Cây có khả năng làm sạch không khí bằng cách hút các chất độc, cau tiểu trâm có thể vô hiệu hóa nhiều loại chất độc có khả năng gây ung thư: bức xạ từ máy tính, chất độc thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá, các tia bức xạ từ đồ điện tử…Đối với những người bị một số bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, hen suyễn nếu trưng chậu cây cau tiểu trâm trong phòng ngủ hoặc trên bàn làm việc sẽ thấy tác dụng rõ rệt và cây cũng có thể trồng thuỷ sinh hay trong đất đều tốt.

Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

Trên đây là một số cây trồng giúp thanh lọc không khí và tốt cho sức khỏe. Các bạn nên tham khảo và trồng nhé. Chúc các bạn thành công!

 

×