Giới thiệu
Giới thiệu
Cam kết dịch vụ 5S
Cam kết dịch vụ 5S
Trang chủ » Blog Làm Sạch » Blog Làm Sạch Nhà Ở » CÁC CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH MÙA NẮNG NÓNG

CÁC CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH MÙA NẮNG NÓNG

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bảo quản thực phẩm không đúng quy cách có thể sẽ dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và các vi khuẩn này có thể vẫn còn tồn tại sau khi chế biến. Hơn nữa, khi vi khuẩn đã xâm nhập được vào thực phẩm chúng sẽ sinh sôi và làm giảm chất lượng thực phẩm hoặc tạo ra chất độc cho cơ thể người. Vì vậy, tủ lạnh là 1 thiết bị hữu hiệu và cần thiết giúp các gia đình bảo quản thực phẩm nhưng không phải ai cũng biết rõ cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách nhất. Dưới đây là một số gợi ý để người tiêu dùng lưu ý trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

  1. Cơm nguội

Chắc hẳn gia đình nào cũng có trường hợp thừa cơm sau bữa ăn, nếu bỏ thì lãng phí còn nếu bảo quản không đúng cách, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay thì rất dễ phát sinh vi khuẩn làm cơm bị thiu.

  • Cách bảo quản cơm nguội an toàn: Cho cơm vào hộp đậy kín rồi để vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào ăn thì lấy ra hâm lại bằng lò vi sóng hoặc hấp bằng nồi cơm điện. Lưu ý, để cơm trong tủ lạnh không quá 1 giờ, chỉ hâm nóng cơm và dùng lại 1 lần duy nhất.
  • Cách thứ 2 là sau khi ăn cơm xong nếu cơm còn thừa thì để trong nồi cơm điện, cắm điện và bật chế độ hâm. Nhưng tốt nhất là nên nấu cơm vừa đủ ăn trong bữa ăn để hạn chế cơm thừa.
  1. Canh thừa

Canh cũng là món ăn hay bị dư lại sau bữa ăn, trong thời tiết nóng bức như hiện nay nếu không biết cách bảo quản thì canh rất dễ bị chua hoặc thiu, không thể dùng được cho bữa ăn sau.

  • Cách bảo quản: Canh thừa thì cho vào hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa hoặc tô bằng sành sứ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh. Bữa ăn sau lấy ra hâm nóng lại là có thể ăn được.
  • Cách tiếp theo là sau khi ăn xong canh thừa đựng trong nồi đất hoặc nồi thuỷ tinh rồi cho thêm tí muối vào và hâm nóng lại, không nên đậy nắp kín.
  • Lưu ý: Với canh thừa thì không nên đựng trong nồi nhôm vì dễ sinh ra phản ứng hoá học tạo thành các chất nguy hiểm đến sức khoẻ. Canh chỉ nên dùng trong ngày, không nên để qua ngày vì sẽ bị biến chất, không còn chất dinh dưỡng và ngon nữa.
  1. Cá kho, thịt kho

Cá kho, thịt kho nếu không bảo quản đúng cách cũng rất dễ bị thiu, trong thời tiết nắng nóng thì càng dễ bị hỏng, đặc biệt với các món cá kho lạt.

  • Cách bảo quản: Mỗi lần ăn cần múc ra tô, ăn còn dư không được đổ trở lại vào nồi, không nên đậy kín nắp nồi. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cho vào hộp hoặc nồi rồi đậy nắp kín, để vào ngăn mát.
  1. Cách bảo quản đối với thực phẩm chín khác

Khi bảo quản những thực phẩm đã được nấu chín, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Để nóng hoặc nấu sôi các loại thực phẩm thừa hay thực phẩm đã bị nguội.
  • Bạn nên tách từng loại thức ăn chín ra rồi bảo quản (tránh bảo quản lẫn lộn các loại thức ăn).
  • Sử dụng loại dụng cụ đựng thức ăn chín có nắp đậy để tránh vi khuẩn.
  • Các loại thức ăn đã được để nóng lại thì chỉ được sử dụng trong một lần (không nên để nóng thức ăn nhiều lần).
  • Các món canh chỉ nên bảo quản lạnh trong khoảng 24 giờ, các món kho và mặn không để quá 3 ngày. Để tránh việc quên thì bạn có thể ghi thời gian và món ăn lên trên nắp hộp thức ăn.
  • Đối với các món chiên, rô ti,… thì nên bảo quản trong tủ lạnh trong tình trạng ngập dầu để không bị khô. Bên cạnh đó, bạn cần bảo quản lạnh ngay sau khi nấu sôi và để nguội (không nên để ở ngoài quá 2 tiếng)
  • Bạn có thể bảo quản thực phẩm chín trong thùng đá khi nhà bạn không có tủ lạnh hay cúp điện.
  • Tuyệt đối không sử dụng thức ăn chín đã bảo quản có dấu hiệu đổi màu hay có mùi lạ.
  1. Cách bảo quản các loại rau và hoa quả
  • Với rau xanh nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín, lót một lớp giấy để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh… không nên để lâu quá 1 tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua.
  • Với trái cây mua về rửa sạch để ráo nước hoặc lau khô cho vào túi đựng thực phẩm để trong ngăn mát.
  • Một số loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh: khoai tây, cà phê, hành tỏi, bánh mì, chuối,…không nên bảo quản trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm chúng bị mất đi mùi thơm, làm giảm chất lượng và gây mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

  1. Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Những gia đình có thói quen đi chợ một lần mua thức ăn dự trữ để dùng cho nhiều ngày, sau khi mua về nên sơ chế, làm sạch các thực phẩm tươi sống ngay sau khi mua về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.

Nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với bữa ăn của gia đình để tránh việc rã đông thực phẩm nhiều lần khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Thịt, cá cần sơ chế, rửa sạch và để ráo nước trước khi cho vào ngăn đá; dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch thức ăn không chảy ra.

Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -18 đến -30 độ C, cấp đông với nhiệt độ -36 độ C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa…

Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10 – 15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.

Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh.

 

Tuy nhiên, không phải thực phẩm để lâu trong tủ lạnh đã tốt. Bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:

Kiểm soát nhiệt độ của tủ lạnh, tủ đông

Những ngày thời tiết oi bức, để đảm bảo an toàn, các thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông. Ở chế độ ngăn mát, không nên để vượt quá 5 độ C, với tủ đông hoặc ngăn đá thì nên duy trì ở -15 đến -18 độ C. Cần lưu ý làm sạch thực phẩm, rửa và để ráo trước khi cho vào tủ lạnh. Không đột ngột chuyển thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn lạnh trừ trường hợp có nhu cầu sử dụng.

Không để quá nhiều đồ vào tủ lạnh, tủ đông

Để hạn chế tình trạng các vi khuẩn có hại xâm nhập, lây lan vào thực phẩm trong môi trường tủ lạnh, tủ đông, nên sắp xếp, phân loại thực phẩm theo nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng chèn ép thực phẩm, gây cản trở đến sự lưu thông khí trong tủ lạnh.

Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Về nguyên tắc, thực phẩm có thể để được từ 18 tháng đến một năm nếu được cấp đông với nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các bác sĩ dinh dưỡng, lưu trữ thực phẩm quá lâu sẽ khiến các enzyme trong thực phẩm tự phân hủy và chuyển hóa, làm mất đi chất dinh dưỡng, các chất béo hòa tan. Vì vậy, cần lưu ý về thời lượng bảo quản, đối với thịt là từ 7 – 10 ngày, đối với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày để đảm bảo độ tươi ngon.

Không để thực phẩm tươi sống chung với đồ ăn chín

Bộ Y tế khuyến cáo là phải che đậy thức ăn sau khi nấu chín, không nên để lẫn lộn giữa thực phẩm chín với thực phẩm sống. Đối với các thực phẩm tươi sống, nên bọc kín và giữ ở ngăn dưới thấp của tủ lạnh. Riêng các đồ ăn đã nấu chín, rau quả thì nên đặt ở những ngăn cao, để phòng vi khuẩn sẽ lây nhiễm từ trên xuống.

Đồ ăn chín nên hâm nóng trước khi dùng

Đối với thời tiết nóng, không nên để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng hơn 2 tiếng. Để đảm bảo an toàn, thực phẩm cần được hâm nóng lại sau khi lấy thức ăn chín từ tủ lạnh, đun sôi ít nhất từ 75 độ C trước khi sử dụng. Việc làm này có tác dụng làm hạn chế độc tố gây hại, cụ thể là clostridium botulinum. Ở nhiệt độ 100 độ C, độc tố botulinum sẽ bị biến tính và giảm khả năng gây độc, đun đến 10 phút thì độc tố có thể hoàn toàn biến mất.

Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng những thức ăn đã có mùi ôi thiu, hoặc màu sắc đã bị biến đổi.

 

Trên đây là một số cách để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Hy vọng rằng với các cách trên các bạn sẽ lưu trữ được thực phẩm luôn tươi ngon, bổ dưỡng để có thể tránh lãng phí và giữ gìn sức khoẻ.