Hàng năm, ngoài bốn mùa xuân hạ thu đông, khu vực miền bắc còn có mùa nồm. Trời nồm ẩm với không khí ẩm ướt, mưa phùn gây khó chịu và ảnh hưởng cho sức khoẻ con người và cả các đồ dùng trong gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày, các thiết bị điện tử là một phần quan trọng không thể thiếu và với độ ẩm không khí cao là nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử chập chờn, hoạt động kém hiệu quả, nấm mốc xuất hiện khiến cho đồ điện bị tổn hại. Điều này khiến cho người dùng phải tốn kém tiền sửa chữa đồ dùng điện, có khi còn phải mua mới. Vì vậy, việc bảo quản đúng cách, nhất là vào thời tiết nồm ẩm sẽ cần đặc biệt chú ý để có thời gian sử dụng lâu bền.Dưới đây là một số cách để bảo quản đồ điện tử trong mùa nồm ẩm để mọi người tham khảo.
1. Kiểm soát mức nhiệt độ trong nhà phù hợp
Việc kiểm soát mức nhiệt và độ ẩm trong nhà không chỉ giúp bảo quản các thiết bị điện tử mà còn khiến căn nhà của bạn khô ráo hơn. Để bảo quản đồ điện tử tốt, nhiệt độ trong phòng cần duy trì không quá 35 độ C và độ ẩm không vượt quá 50-60%.
2. Đặt thiết bị ở nơi khô ráo
Khi trời nồm, các đồ điện tử, đặc biệt là tivi, loa, hay case máy tính để bàn cần tránh đặt trực tiếp xuống sàn hoặc đặt quá sát tường. Để chống ẩm cho thiết bị điện tử, bạn nên đặt chúng xa tường và góc nhà với một khoảng ít nhất 10 – 15cm. Vì khi trời nồm tường nhà dễ bị mốc, từ đó mà nấm mốc có thể phát tán và lây lan sang thiết bị điện tử trong nhà.
Đồ dùng điện được đặt ở khoảng cách an toàn sẽ giúp cho các thiết bị nhà bạn giảm nguy cơ hỏng hóc do ẩm ướt. Điều này cũng tạo thuận lợi để không khí lưu thông và giúp cho đồ điện tử tản nhiệt tốt hơn.
3. Bố trí ổ điện trên cao để bảo quản đồ điện tử trong mùa nồm
Nhiều gia đình hiện nay vẫn duy trì thói quen để ổ cắm điện, dây điện ở vị trí thấp cho tiện sử dụng. Tuy nhiên, thói quen này vào mùa khô thì an toàn nhưng trong mùa mưa bão hay mùa nồm thì rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho cả đồ dùng điện lẫn người dùng. Do đó, tốt nhất là khi vào mùa mưa, mùa nồm, bạn không nên cắm đồ điện tử vào các ổ điện ở dưới thấp mà hãy sử dụng ổ điện được đặt ở nơi cao và khô ráo.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn có sử dụng các đường dây điện ngầm chạy bên trong tường, thì cũng nên chú ý để chống ẩm cho thiết bị điện tử. Nếu tường nhà bạn có hiện tượng thấm nước hay ẩm mốc, hãy kiểm tra kỹ trước khi cắm bất kỳ các thiết bị điện vào ổ điện vì sẽ có nguy cơ bị rò rỉ điện hay chập cháy.
4. Thường xuyên vệ sinh để bảo quản đồ dùng điện tốt hơn
Độ ẩm cao của mùa nồm dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trên bề mặt các thiết bị điện tử. Bạn nên thường xuyên kiểm tra, dùng khăn khô, mềm lau và vệ sinh các đồ điện tử trong nhà. Cách bảo quản đồ dùng điện tử trong nhà bằng việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp các thiết bị luôn khô ráo và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn có thể phát hiện ngay khi đồ điện có dấu hiệu bị ẩm và tìm cách xử lý kịp thời.
5. Sử dụng thiết bị thường xuyên
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên bật các thiết bị như tivi, máy tính, lò vi sóng… ít nhất 1 lần/ngày để chúng sinh nhiệt, không bị ẩm, đồng thời giảm các tác động xấu từ môi trường dẫn đến oxi hóa, ố vàng linh kiện hoặc toàn bộ thiết bị.
6. Máy hút ẩm là giải pháp chống ẩm cho đồ điện tử trong nhà
Máy hút hơi ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm không khí ở mức cần thiết để bảo quản thiết bị điện tử tốt hơn. Thiết bị giúp ngăn chặn sự phát triển của quá trình ăn mòn, rỉ sét trên các linh kiện kim loại, tránh hiện tượng chập cháy, hư hỏng, từ đó làm giảm chi phí khi bảo quản thiết bị điện tử.
7. Để ở chế độ chờ giúp chống ẩm cho thiết bị điện tử
Bên cạnh việc mở ít nhất 1 lần 1 ngày, vào mùa nồm bạn cũng nên để các đồ điện tử ở chế độ chờ (Standby) thay vì ngắt điện hoàn toàn. Bởi vì khi các thiết bị điện này để ở chế độ chờ sẽ không tắt hẳn đi và vẫn có khả năng sinh nhiệt giúp các linh kiện bên trong khô ráo, không còn tích tụ ẩm. Và có thể sau khi xem tivi hay nghe nhạc xong, bạn hãy tắt các thiết bị điện tử bằng điều khiển từ xa thay vì tắt nguồn hoặc rút phích cắm điện.
Việc để đồ dùng điện ở chế độ chờ không tốn nhiều điện năng nên bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa, với cách bảo quản đồ điện bằng việc để ở chế độ chờ còn giúp bảo vệ các linh kiện bên trong khi bạn không cần phải bật/ tắt thiết bị liên tục. Việc này cũng có thể thực hiện tương tự với các loại thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy tính vì đây là những thiết bị thường sử dụng bảng mạch rất nhỏ nên trời nồm ẩm dễ gây nguy hại cho chúng.
8. Cách chống ẩm cho thiết bị điện tử với gói hút ẩm
Gói hút ẩm có chứa các hạt silicagel bên trong có khả năng hút ẩm, làm khô sản phẩm và cũng là cách giúp bảo quản, chống ẩm cho thiết bị điện tử hiệu quả. Với các thiết bị điện tử nhỏ trong nhà, bạn có thể sử dụng các gói hút ẩm đặt vào trong một chiếc túi hoặc hộp kín để bảo quản chúng.
9. Bật điều hòa khi trời nồm để chống ẩm cho đồ điện Vào những ngày trời nồm thì bạn không nên mở cửa sẽ khiến hơi ẩm xâm nhập vào nhà và làm các thiết bị điện tử trong gia đình có nguy cơ bị hỏng cao hơn. Cách bảo quản và chống ẩm cho đồ điện lúc này là bạn nên đóng kín cửa, nếu nhà bạn sử dụng điều hòa thì có thể bật ở chế độ khô (Dry) giúp hút bớt hơi ẩm trong phòng. Từ đó cũng sẽ giúp bảo vệ các thiết bị điện tử khỏi thời tiết nồm ẩm.
Trên đây là một số cách để bảo vệ đồ điện không bị hư hỏng trong mùa nồm. lamsach5s hy vọng thông qua những thông tin trên, bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ những thiết bị trong gia đình một cách an toàn nhé!